Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các hãng sơn khác nhau, và mỗi hãng sơn lại có rất nhiều các loại, các dòng sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng chính sự đa dạng ấy khiến cho người tiêu dùng như bước vào “ma trận” và không phải ai cũng có thể nắm rõ và phân biệt được các loại sơn cùng với tính năng, ứng dụng của từng loại sản phẩm ấy.
Trong số đó, bạn sẽ thường được nghe đề cập đến: Sơn bóng, sơn mờ và sơn mịn. Vậy thế nào là sơn bóng? Sơn mờ? sơn mịn và đặc trưng cũng như ứng dụng của từng loại sơn đó thế nào?
Phân biệt sơn bóng, sơn mờ và sơn mịn :
Quan sát bằng mắt thường
Qua trực quan bằng mắt thường, bạn sẽ nhận thấy rất rõ sự khác nhau giữa sơn bóng và sơn mịn ở đặc điểm: Sơn bóng sẽ cho bề mặt bóng phản xạ ánh sáng, còn sơn mịn (thường là các dòng sơn kinh tế) thì bề mặt không có bóng nên ít phản xạ ánh sáng. Có một số dòng sơn bóng mờ thì độ bóng và phản xạ ánh sáng của bề mặt vẫn có, tuy nhiên sẽ ít hơn và kém sắc nét hơn so với sơn bóng.
Cảm nhận bằng tay
Khi bạn dùng tay xoa lên bề mặt thì sẽ thấy có sự khác biệt như sau: Đối với sơn bóng bạn sẽ thấy bàn tay hơi rít và mát dịu, vì đó là cảm nhận của da tay với nhựa nhũ tương chuyển thể thủy tinh, còn đối với sơn mịn thì bạn sẽ có cảm giác trơn láng hơn.
Đặc điểm và tính chất tạo nên sự khác biệt giữa sơn mịn và sơn bóng
Sơn bóng và sơn bóng mờ hay sơn mịn cao cấp về bản chất đều được sử dụng nguyên liệu giống nhau (trừ một số hãng thay đổi nguyên liệu để giảm giá thành mà sử dụng nguyên liệu khác nhau) chỉ khác nhau ở tỷ lệ nhựa nhũ tương, titan dioxit và phụ gia nhiều ít khác nhau mà thôi.

Đặc điểm tạo nên sự khác biệt giữa sơn mịn và sơn bóng
- Về độ phủ: Sơn bóng có khả năng dàn trải và hoàn thiện bề mặt tốt hơn nên độ phủ sẽ tốt hơn là sơn mịn. Vì vậy mà cùng thể tích sơn như nhau thì sơn bóng sẽ sơn được nhiều diện tích hơn so với sơn mịn.
- Về độ dầy màng sơn: Sơn mịn sẽ có độ dầy màng sơn tốt hơn sơn bóng.
- Về độ cứng: Sau khi nhựa nhũ tương chuyển thể thủy tinh, thì khoảng thời gian từ 15 đến 30 ngày sau sơn bóng sẽ cứng hơn rất nhiều so với sơn mịn.
Tính chất tạo nên sự khác biệt giữa sơn bóng và sơn mịn
- Tính kháng kiềm: Sơn bóng có tính kháng kiềm tốt hơn sơn mịn.
- Tính kháng nước: Sơn bóng có khả năng kháng nước tốt hơn sơn mịn, vì hơi nước không thể thẩm thấu qua được màng sơn bóng, còn sơn mịn thì hơi nước có thể thẩm thấu qua. Chính vì nguyên nhân này mà khi bên trong tường bị ẩm thấp hoặc xử lý ẩm kém, khi sơn sơn bóng sẽ bị đẩy ra gây phồng rộp bong tróc, còn sơn mịn thì chỉ bị sùi lấm tấm như đầu tăm rồi bị loang màu. Để hiểu thêm về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết sau đây: Sơn tường bị bay màu, loang màu, nguyên nhân và cách khắc phục, sơn tường bị bong tróc phồng rộp và cách xử lý
- Tính kháng chịu muối: Sơn bóng sẽ có khả năng kháng chịu muối tốt hơn sơn mịn, đặc biệt là các dòng sơn cao cấp được tích hợp khả năng kháng chịu muối, giữ màu bền hơn.
- Tính chất của màu: Khi được pha trộn với màu, sơn bóng sẽ cho màu sắc trong, trung thực và sắc nét hơn so với sơn mịn.
Trên đây là những sự khác biệt về đặc điểm, tính chất của sơn bóng so với sơn mịn, Sơn GCS chia sẻ với bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về sơn, và chọn lựa được sản phẩm thích hợp cho ngôi nhà của mình.